Bệnh thối rễ, héo dây

TRIỆU CHỨNG BỆNH Trên dưa hấu, bệnh thường xãy ra ở giai đoạn cây có trái non trở về sau. Trong thực tế sản xuất, bệnh thường gây chết câ... thumbnail 1 summary
TRIỆU CHỨNG BỆNH
Trên dưa hấu, bệnh thường xãy ra ở giai đoạn cây có trái non trở về sau. Trong thực tế sản xuất, bệnh thường gây chết cây vào giai đoạn dưa đã đậu trái.
Cả cây dưa bị héo chết, thường ngọn có hiện tượng rủ trước vào buổi trưa và tươi tốt lại buổi chiều hay sáng sớm. Triệu chứng héo từng phần sẽ xãy ra trong vài ngày đồng thời với hiện tượng kể trên, sau đó, triệu chứng héo được lan ra cả cây, cây chết.
Trước khi héo, cây có thể có triệu chứng lá có màu xanh vàng từ các lá gốc lan dần lên các lá trên.


Ở giai đoạn đầu của bệnh, khi chỉ có những lá dưới bị vàng héo, mặt ngoài và bên trong thân có màu nâu với lớp mốc trắng và chất nhựa nhờn xuất hiện ở từng phần thân.
Đặc điểm để nhận diện bệnh là khi chẻ dọc gốc cây ra, bên trong thấy mô bị biến màu nâu đỏ. Ở cây đã bị nhiễm bệnh lâu, quanh gốc có đóng lớp bào tử màu hồng của nấm gây bệnh. Rễ bị thối và có màu mật ong.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Bệnh do nấm Fusarium oxysporum Schlechtendahl.
Loài nấm này có nhiều dạng gây hại chuyên biệt trên các cây khác nhau, được gọi là các forma specialis (f. sp.). Ở họ Cucurbitaceae, có F. oxysporum f. sp. niveumSnyder và Hansen gây bệnh trên dưa hấu; F. oxysporum f. sp. melonis gây bệnh trên dưa gang; F. oxysporum f. sp. cucurmerinum Owen gây bệnh trên dưa leo.
Bào tử của nấm bệnh có hai dạng:
- Đại đính bào tử (macro-conidia) có hình lưỡi liềm, không màu, gồm 2 - 4 tế bào, kích thước bào tử khoảng 32 - 42 x 3 - 4,9 micron.
- Tiểu đính bào tử (micro-conidia) không màu, gồm chỉ một tế bào với kích thước khoảng 6 -10 x 3,2 - 4 micron.
Nấm lưu tồn trong xác bả cây bệnh hay trong đất. Bào tử nấm có khả năng lưu tồn trong đất rất lâu. Ở các ruộng được trồng dưa mỗi năm thì mầm bệnh sẽ gia tăng mật số nhiều. Sau 3 - 4 mùa dưa, mật số này tăng cao, có thể gây chết dưa hàng loạt, thiệt hại có thể lên đến 30 - 70%.
Nấm xâm nhiễm vào hệ rễ, nhất là khi rễ bị thương tổn do úng nước hay do tuyến trùng, hay do những nguyên nhân khác. Nấm phát triển bên trong làm nghẽn mạch. Bào tử được sinh ra và lây lan theo gió hay mưa.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
- Nhổ bỏ dây bệnh. Sau vụ mùa tiêu hủy hết xác bả thực vật.
- Tránh để ngập úng làm tổn thương rễ, cần chú ý Phòng trị bệnh tuyến trùng, nếu có trong đất canh tác.
- Nên luân canh dưa sau 2 - 3 vụ trồng.
- Tháp dưa trên gốc bầu hoặc bí sẽ hạn chế được thiệt hại do bệnh gây ra ở những ruộng trồng dưa lâu năm.
- Có thể phun hoặc tưới gốc bằng Copper B (0,2 - 0,3%), TOPAN 70 WP, ở nồng độ 0,1%.

Business